Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ bảy - 19/06/2021 23:12
Trên con đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến công tác báo chí. Người quan niệm báo chí như là phương tiện, như là vũ khí sắc bén và đã sử dụng nó rất tài tình, hiệu quả trong các chặng đường đấu tranh cách mạng. Người vừa là chiến sĩ cách mạng kiên cường, vừa là nhà báo tiên phong mẫu mực và tài năng, có công lao to lớn khai sáng dòng báo chí cách mạng ở Việt Nam. Tìm hiểu, nghiên cứu quan điểm của Bác Hồ về báo chí, sự nghiệp và những di sản báo chí của Người có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc nghiên cứu, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổi mới báo chí nói riêng. Đó cũng là ước muốn, nguyện vọng và trách nhiệm của những nhà báo Việt Nam hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một người yêu nước chân chính sớm tìm gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và nhờ vậy sớm thấm nhuần tư tưởng Lênin về vị trí, vai trò, chức năng của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh. Về sau chính Bác Hồ đã kể, đã nói lên điều đó:…Theo lời dạy của Lênin, tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo, cho nên mình cố gắng ra một tờ báo ngay và phải làm rất bí mật vì luôn luôn có mật thám của Pháp, Nhật và Bảo Đại rình mò”1. Dưới ách áp bức của thực dân Pháp, ở Việt Nam một nước thuộc địa, ngưới dân là người nô lệ, nói gì đến tự do ngôn luận, báo chí! Luật kiểm duyệt gắt gao, mật thám săn lùng đến lúc người Việt Nam nào có những tờ báo hoặc tạp chí tư tưởng tiến bộ một chút, hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng”2. Điều ấy đã đủ nói lên rằng, đối với người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đồng thời là người chiến sĩ cách mạng trung kiên gan góc. Làm báo, không phải là hoạt động nghề nghiệp thuần túy, đối với Bác Hồ, sự nghiệp báo chí gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Bác Hồ là nhà báo - nhà cách mạng đầu tiên, khai sáng dòng báo chí cách mạng Việt Nam, tổ chức xây dựng nó theo quan điểm lê-nin-nít về báo chí vô sản. Bác Hồ luôn đặt vấn đề “viết cho ai”, “viết để làm gì?” để định hướng nội dung, phương thức, sáng tạo các tác phẩm báo chí và xây dựng những tờ báo cách mạng.
128d6192022t6263l2
Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16.4.1959 . Ảnh tư liệu
Bác từng tâm sự tại Đai hội lần thứ II của Hội nhà báo Việt Nam: “Về nội dung viết, mà các cô, các chú gọi là đề tài thì tất cả những bài viết chỉ có một đề tài là: chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến, địa chủ, tuyên truyền độc lập và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí à như vậy đó”3. Sau này trong Đại hội III của Hội nhà báo, Bác lại chỉ rõ, nhấn mạnh thêm: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta”4 và Bác quan niệm: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”5.
128d6192022t6358l1
Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu

Vì “nhiệm vụ” ấy, vì “duyên nợ” ấy, dẫu phải gánh vác lo toan trăm công ngàn việc của người đứng đầu Đảng, vị Chủ tịch nước, sáng lập Đảng rồi tổ chức, lãnh đạo toàn dân giành chính quyền, tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kì và anh dũng, trong chiến đấu và xây dựng, Bác Hồ luôn luôn quan tâm, gắn bó với nền báo chí, công tác báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sáng lập tổ chức nên các báo Le Paria, Thanh niên, Lính cách mệnh, Công nông, Việt Nam độc lập, từng đóng góp tích cực cho hàng chục tờ báo cách mạng trong và ngoài nước: L’Humanité, Journal du Peuple, La Vie Ouvrère, Inpre Korr, Pour une Paix durable, pour une democrative populaire, Notre voix, Dân chúng, Sự thật, Nhân dân. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đăng trên 2000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng, nhiều thể loại; gần 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký, với hàng chục bút danh. Người đã từng làm mọi việc của nghề báo, từ viết bài, sửa bài, biên tập, tổ chức in ấn, phát hành, đến tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo việc làm báo. Vì vậy, bên cạnh các tác phẩm báo chí xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng đặc biệt có giá trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, bao gồm các quan điểm về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của báo chí cách mạng; về vai trò, nghĩa vụ, đạo đức, phong cách của người làm báo; về nghệ thuật trong “cách viết” để làm nên một tác phẩm báo chí và tờ báo có giá trị.
128d6192022t1505l3
Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
Bác Hồ từng căn dặn các nhà báo phải luôn luôn trung thực, coi đó như một tiêu chuẩn đạo đức của người làm báo: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết chớ nói, chớ viết càn”6. Bác còn nhắc nhở “Không nên chỉ nói cái tốt mà giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại...phê bình phải phê bình một cách “thật thà, chân thành, đúng đắn”7.
Đối với các báo và người làm báo, Bác yêu cầu lấy phê bình và tự phê bình rèn luyện và để tiến bộ, điều quan trọng là lắng nghe ý kiến phê bình của quần chúng: “Các nhà báo cũng cần khuyến khích quần chúng góp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi”. Quần chúng nhân dân - đó là đối tượng phục vụ của báo chí theo quan điểm Hồ Chí Minh. Bởi vậy, Người luôn luôn căn dặn, khuyên bảo, tâm tình với các nhà báo phải biết “Nghe”, biết “Hỏi”, các “thao tác” để có được những tác phẩm báo chí thực sự bổ ích và thiết thực cho nhân dân, cho cách mạng.
69d5084053t3300l7 e

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy mẫu mực của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã để lại di sản báo chí phong phú cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và những người làm báo chúng ta vận dụng và đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; để báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi là vũ khí chính trị tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động Việt Nam.
______________   
1. Trích bài nói của Hồ Chủ Tịch tại Đại Hội II Hội nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959
2. Nguyễn Ái Quốc : “Đông Dương”. LA Revue Communiste, số 4. Tháng 4/1941, tr.134
3. Trích bài nói tại Đại Hội II
4, 5. Trích bài nói tại Đại Hội III Hội Nhà báo Việt Nam 7-8/9/1995
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.526
7. Toàn tập, tập 6, tr.444

Tác giả: ThS Phan Thị Ái Vân - Khoa Lý luận cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay26,733
  • Tháng hiện tại413,167
  • Tổng lượt truy cập9,010,825
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây