Xây dựng Đảng về đạo đức theo tinh thần Đại hội XIII

Thứ năm - 26/08/2021 05:09
Xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, được Đảng ta thường xuyên chú trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội XII của Đảng đã đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Quan điểm đó tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng kế thừa, bổ sung, hoàn thiện với nhiều nội dung, giải pháp đồng bộ, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, hoàn thành những trọng trách của mình trước nhân dân và dân tộc.
Xây dựng Đảng về đạo đức luôn là việc làm thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong đó, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên được xem là khâu then chốt, một mục tiêu mà Đảng ta cần phấn đấu, làm cho Đảng thực sự tiêu biểu cho “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”(1).

tu tu duong de xay dung dang ve dao duc 1


Xây dựng Đảng về đạo đức thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa Đảng, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”(2), trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh một cách toàn diện, trong đó có tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng về đạo đức. Tại Đại hội XIII, Đảng xác định 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên phải đặt lên hàng đầu và đề cao ý thức rèn luyện tu dưỡng của mỗi cán bộ, đảng viên.
Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm , hành vi phản đạo đức, phi đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội.
Hai là, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện tốt các quy định nêu gương.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc  thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương.
Ba là, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng với nội dung thiết thực.
Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức lần đầu tiên được văn kiện dành riêng một mục đề cập với nhiều nội dung mới quan trọng, trọng tâm là nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hàng ngày; nâng cao ý thức tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, ‘tự sửa” và nêu cao danh dự lòng tự trọng của người đảng viên.
Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh quan tâm xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, đặc biệt là về mặt đạo đức, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từng bước được đổi mới và hiệu quả công tác ngày càng cao.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới | Cổng TTĐT tỉnh Hà Tĩnh

Đảng bộ thường xuyên coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị. Kết hợp giữa giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cách mạng với tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thượng tôn pháp luật, xây dựng Đảng nghiêm minh để phòng ngừa và đấu tranh các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức đảng; phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên; phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; đổi mới và tạo chuyển biến trong công tác cán bộ. Từ hơn 62.000 đảng viên năm 1992, đến nay, Đảng bộ đã có 99.126 đảng viên sinh hoạt ở 636 đảng bộ, chi bộ cơ sở của 17 đảng bộ trực thuộc. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường. (3)
129d1182942t97002l0

Xây dựng Đảng về đạo đức là trách nhiệm của toàn Đảng từ Trung ương đến cơ sở, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Chú thích:
(1).Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, T1. tr.184, HN, 2021.
(2). Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, tr.190, HN, 2021.
(3). Theo dự thảo báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.
 

Tác giả: Th.S Dương Thị Vân Linh - GV Khoa Lý luận cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm50
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay14,409
  • Tháng hiện tại285,422
  • Tổng lượt truy cập9,969,747
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây