Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới từ ngày tái lập tỉnh đến nay

Thứ tư - 25/08/2021 11:05
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ trương, hướng đi đúng đắn phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn. Nhận thức được điều đó, ngay từ khi tái thành lập tỉnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong những năm 1992 – 1995: “…Phát triển kinh tế hàng hóa, trước hết đẩy mạnh sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm”. Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Đảng bộ tỉnh đã ra nhiều nghị quyết về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Năm 1991 toàn tỉnh có 105.178 hộ nghèo chiếm 36% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Đến năm 1999 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 18.516 chiếm 12% tổng số hộ trong toàn tỉnh (1). Từ một tỉnh nghèo mới tái lập, đạt được kết qủa trên là sự cố gắng to lớn của nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp.
Xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh đã được triển khai thực hiện từ rất sớm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết s 01-NQ/TU ngày 12/6/2001 về Lãnh đạo cuộc vận động chuyển đổi, sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết số 02-NQ/TU về tiếp tục lãnh đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tập trung xây dựng nông thôn mới. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 (khóa XV) góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, BTV Tỉnh ủy đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 về việc ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Cùng với quá trình thực hiện Nghị quyết 26 (khóa X) của Trung ương, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đánh giá khái quát các thành tựu, hạn chế trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh giai đoạn 2005-2010. Đại hội đại biểu Hà Tĩnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 khẳng đinh: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh”, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/7/2021 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 – 2025.
 Hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện:
155232baoxaydung image001

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 1,33%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 48,8% lên trên 53%; tỷ trọng nhóm các sản phẩm chủ lực tăng từ 30,4% lên trên 46%; giảm tỷ trọng trồng trọt xuống còn 43% (2). Đến nay toàn tỉnh đã có 171/182 xã (đạt tỷ lệ 94%) đạt chuẩn nông thôn mới, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 747 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 7.244 vườn mẫu đạt chuẩn, 8/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp. Kinh tế nông thôn tăng trưởng khá, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả quan trọng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước phát triển; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực, các tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Từ 2011 đến nay, có 3.871 THT, 1.086 HTX, 3.613 DN trên địa bàn nông thôn. Phong trào xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tiếp tục được các địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện; có 480 thôn, đăng ký phấn đấu đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2021, trong đó đã có trên 100 thôn thuộc các huyện đề xuất nghiệm thu, đánh giá đợt I, dự kiến có khoảng 45 thôn được công nhận đạt chuẩn. Hiện nay, các thôn đang tập trung thực hiện đồng bộ các nội dung theo 10 tiêu chí, trong đó tập trung làm đường giao thông, rãnh thoát nước, cải tạo, tổ chức sản xuất vườn hộ và trồng hệ thống hàng rào xanh, thu gom, phân loại xử lý rác sinh hoạt tại nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt,... triển khai xây dựng thí điểm hình Khu dân cư nông thôn mới thông minh tại 09 xã. Đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được tập trung cao. Đến nay, UBND cấp huyện đã đề xuất, đăng ký 201 ý tưởng sản phẩm (3).
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vẫn còn những hạn chế: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chưa ổn định, thiếu bền vững, đang chủ yếu phát triển theo chiều rộng, quy mô còn nhỏ; việc tích tụ, tập trung ruộng đất, sản xuất quy mô lớn gặp nhiều khó khăn; liên kết sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến chưa nhiều; chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nhiều sản phẩm còn thấp; an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của người tiêu dùng. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn chậm, chưa hiệu quả. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn chậm, lao động nông nghiệp cao; Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã chưa cao. Đời sống người nông dân nhìn chung còn ở mức thấp, tích lũy để phát triển không được nhiều; chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa nông dân và thành phố còn chênh lệch, thu nhập của nông dân những địa phương truyền thống độc canh cây lúa còn thấp.
1

 Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chủ trương, đường lối thực hiện phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới đến các cấp, ngành, địa phương và người dân; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân ra diện rộng.
Hai là, Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ cấu lại kinh tế nông thôn, cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất từng ngành, lĩnh vực theo hướng linh hoạt về quy mô, đa dạng loại hình sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, vùng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu nông sản; phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học.
Khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn tỉnh, cả nước; thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các THT, HTX... nhằm gia tăng giá trị, khai thác triệt để tiềm năng lợi thế của các sản phẩm. Quan tâm cao phát triển kinh tế vườn hộ, tạo cảnh quan môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên địa bàn nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng nguồn thu nhập cho cư dân nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống hiện có của tỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, gia tăng tỷ lệ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc.
 Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại; chú trọng quảng bá thương hiệu, mẫu mã hàng hóa, phát triển thương mại điện tử; kết nối, xây dựng mối liên kết, hợp tác giữa danh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu...Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để gắn kết, hỗ trợ tiêu thụ ổn định các sản phẩm nông sản của tỉnh.
 Xác định phát triển sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, phát huy vai trò cộng đồng, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, gắn với phát huy các giá trị văn hóa, hình thành thế hệ nông dân mới phát triển toàn diện.
Thứ ba, Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn tỉnh, cả nước; thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các THT, HTX... nhằm gia tăng giá trị, khai thác triệt để tiềm năng lợi thế của các sản phẩm. Quan tâm cao phát triển kinh tế vườn hộ, tạo cảnh quan môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao ý thức sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ tư, Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên địa bàn nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng nguồn thu nhập cho cư dân nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống hiện có của tỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, gia tăng tỷ lệ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc (như chè, chế biến thủy sản, đồ mộc mỹ nghệ, chế biến nông sản…)
Thứ năm,  Đổi mới công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, theo hướng: Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp về ứng dụng KHCN, kiến thức quản lý, khởi sự, quản trị doanh nghiệp, cập nhật chế độ chính sách, pháp luật…Đồng thời, đào tạo nghề mới để chuyển đổi nghề ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Một số giải pháp xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới
Thứ sáu, tiếp tục huy động đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình MTQGXDNTM để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, như: ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho các vùng nông thôn đặc biệt khó khăn; Có cơ chế phù hợp để huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách: tín dụng, phát triển doanh nghiệp, vận động đóng góp từ người dân; chú trọng đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, chú trọng quảng bá thương hiệu, mẫu mã hàng hóa, phát triển thương mại điện tử; kết nối, xây dựng mối liên kết, hợp tác giữa danh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nắm bắt thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường; tổ chức hệ thống cửa hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản truyền thống, duy trì và phát huy hiệu quả các Lễ hội sản phẩm nông sản, đặc sản. Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để gắn kết, hỗ trợ tiêu thụ ổn định các sản phẩm nông sản của tỉnh. Xác định phát triển sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, phát huy vai trò cộng đồng, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, gắn với phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng nông dân mới phát triển toàn diện.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai bảo vệ môi trường. Do đó, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, với phương châm chỉ đạo: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể./.

Tài liệu tham khảo:
(1) Tập bài giảng phần giáo trình địa phương Hà Tĩnh thuộc chương trình Trung cấp LLCT, 7-2004
 (2) Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
(3) Kế hoạch số 454/KH-VPĐP-KHNVGS ngày 28/7/2021 về thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022.

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Lam - Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay19,511
  • Tháng hiện tại112,004
  • Tổng lượt truy cập10,208,586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây