Một số kinh nghiệm trong xây dựng Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tại Hà Tĩnh

Thứ hai - 24/05/2021 21:56
Sau hai năm thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo"
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình OCOP - giải pháp xây dựng, phát triển nông thôn mới hiệu quả, bền vững, Hà Tĩnh đã sớm tổ chức học tập, triển khai chương trình.
 
130d3110129t9314l9 151d5064043t23834l0

Sau hai năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền các cấp và đặc biệt là sự hưởng ứng, nỗ lực của cộng đồng, các chủ cơ sở sản xuất. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu, được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Chương trình bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân, người sản xuất từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và đã khơi dậy được khát vọng vươn lên làm giàu; đã biến những người nông dân tự ti thành những chủ cơ sở sản xuất đầy tự tin, sáng tạo. Năm 2020, có thêm 87 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng số sản phẩm đạt chuẩn đến nay lên 159 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao, 152 sản phẩm 3 sao. Hiện nay, đã có 103 tổ chức kinh tế (21 Doanh nghiệp, 54 Hợp tác xã, 28 Tổ hợp tác) và 70 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được chấp thuận phương án sản xuất kinh doanh, trong đó thành lập mới 7 Hợp tác xã, 2 Tổ hợp tác và có 3 hợp tác xã kiện toàn tổ chức. Đa số sản phẩm đạt chuẩn OCOP đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng gần 40% so với trước khi tham gia Chương trình, có sản phẩm tăng hơn 2 lần, đặc biệt có sản phẩm tăng 3-4 lần Tổng doanh số bán hàng các cơ sở có sản phẩm OCOP năm 2020 là 477.843 triệu đồng (trước khi tham gia Chương trình là 341.548 triệu đồng).
Tuy nhiên, trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm ở Hà Tĩnh thời gian qua vẫn còn một số điểm hạn chế, như: Cán bộ tham mưu các cấp ở một số nơi chưa thực sự hiểu rõ bản chất Chương trình OCOP, việc đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình vẫn còn hạn chế, thiếu quyết liệt, sâu sát trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Quy mô các tổ chức kinh tế còn nhỏ và năng lực quản trị còn yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú; công nghệ, kỹ thuật chế biến, chế biến sâu chưa nhiều. Việc kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ của một số sở, ngành chưa thật sự sâu sát; khó khăn về nhu cầu đất đai phục vụ sản xuất và mở rộng sản phẩm; công tác nghiệm thu, thẩm định chính sách còn kéo dài. Một số sản phẩm sau khi đạt chuẩn đã có dấu hiệu thực hiện việc sản xuất chưa đảm bảo yêu cầu, quy định.
anh 2 1 1805

Mặc dù đang còn nhiều khó khăn, nhưng từ những kết quả bước đầu đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu, như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải cụ thể, sâu sát; cán bộ tham mưu trực tiếp Chương trình phải năng lực, kinh nghiệm, làm việc tận tuỵ và luôn biết tìm tòi, sáng tạo. C trọng quan tâm công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, ý thức cho đội ngũ cán bộ và đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình để tạo sự tự tin, sáng tạo trong cộng đồng. Chất lượng sản phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng phải thực hiện thường xuyên, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện. Công tác đánh giá phân hạng sản phẩm phải khách quan, công khai, minh bạch. Kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình. Lựa chọn đơn vị tư vấn, đối tác hỗ trợ Chương trình phải có năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết và sâu sát với cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đảm bảo khách quan, minh bạch đối với các sản phẩm đã đạt chuẩn.
155232baoxaydung image001
  
Với sự nỗ lực cố gắng của người dân, cộng đồng người sản xuất cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng bộ Chính quyền các cấp, tin tưởng rằng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả cao hơn, rõ nét hơn, thật sự làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới./.

Tác giả: Th.S Phan Thị Ái Vân - Khoa Lý luận Cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay15,226
  • Tháng hiện tại87,465
  • Tổng lượt truy cập9,771,790
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây