Bài học phát huy sức dân từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Khoá I

Thứ ba - 05/01/2021 11:18
75 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, vì độc lập của Tổ quốc, vì sự phát triển đi lên của đất nước. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bầu cử Quốc hội khóa I đến nay còn nguyên ý nghĩa.
Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (ngày 06-01-1946) là một biểu hiện sinh động của ý chí và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta, một sức mạnh có ý nghĩa quyết định trong công cuộc củng cố chính quyền nhân dân sau cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Thắng lợi đó đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của thể chế dân chủ ở Việt Nam, khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta; đồng thời, đó cũng là biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đập tan âm mưu đen tối của các thế lực hoạt động nhằm thủ tiêu chính quyền cách mạng non trẻ, âm mưu chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
images1792336 bna 586d97681dd93

Có được thành công đó, bởi trước hết Đảng ta đã biết chăm lo lợi ích của nhân dân, vì nhân dân. Hơn lúc nào hết, Đảng ta hiểu rằng đất nước độc lập mà nhân dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì nền độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì, vì thế làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng trong công cuộc chống giặc đói, giặc dốt và làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, không khí dân chủ bao trùm cuộc sống mới. Đúng với nhận định của đại tướng Võ Nguyên Giáp, đây thực sự là một kỳ công của chế độ dân chủ. Nhân dân ta phấn khởi và tự tin bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, tham gia quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân chúng Việt Nam được thực hiện quyền tự do, dân chủ, lựa chọn người đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Thành công của cuộc tổng tuyển cử đánh dấu người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành công dân của một nước tự do, độc lập, t quyết định vận mệnh lịch sử của mình, tự lựa chọn và xây dựng chế độ Cộng hòa Dân chủ. Đặc biệt, tháng 11 - 1946, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập - một bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ, đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong thời đại mới.
75 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, vì độc lập của Tổ quốc, vì sự phát triển đi lên của đất nước. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bầu cử Quốc hội khóa I đến nay còn nguyên ý nghĩa.  Trước hết, Đảng và các cấp chính quyền cần phải chăm lo bồi dưỡng sức dân, phát huy tối đa tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết trong mỗi tầng lớp nhân dân; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong thời kỳ mới.
21baucu 3

 Trong mỗi kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, cần đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong bầu cử; thấy rõ ý nghĩa chính trị trọng đại của sự kiện bầu cử. Dân phải được bàn, được biết ở mức độ có thể về những người thay mặt mình quyết định những nội dung quan trọng của đất nước, để từ đó lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước; phải có cách thức tổ chức tốt để mỗi cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, không khí cởi mở, dân chủ, công khai từ đó cuốn hút sự ủng hộ và tích cực tham gia bầu cử của cử tri. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bầu cử, phải đảm bảo cho mọi công dân không phân biệt dân tộc nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ điều kiện trở thành cử tri đều có cơ hội ngang bằng nhau trong bầu cử.
Bầu cử có thành công, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân hoạt động có hiệu quả hay không tùy thuộc vào chính sự lựa chọn của cử tri và cả mối quan hệ của cử tri với các đại biểu.
 

Tác giả: ThS Phan Bá Linh - Phó Trưởng Khoa Lý luận cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay7,788
  • Tháng hiện tại254,121
  • Tổng lượt truy cập10,761,440
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây