Tháo gỡ những rào cản trong chuyển đổi số, phát triển chính quyền số nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh

Thứ tư - 06/10/2021 21:08
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, nền kinh tế số trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại. Kinh tế số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh và đời sống văn hóa xã hội. Trong 10 năm qua (2011 - 2020) Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử, với Đề án xây dựng chính phủ điện tử tại Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, theo Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của UBND tỉnh.
1 1631937594

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX để nghe và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 diễn ra vào chiều 17/9

Tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có mạng LAN, Internet. 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 98% cán bộ cấp xã được trang bị máy tính cá nhân, 11 tuyến cáp quang liên tỉnh, hàng ngàn tuyến cáp quang nội tỉnh dài hơn 21.000 km kéo đến tận trung tâm xã và hầu hết các thôn. Hiện có trên 3.100 trạm thu phát sóng di động, phủ sóng 4G: đạt 95% địa bàn. Có 1.212.847 thuê bao di động (đạt 94 thuê bao/100 dân), 142.928 thuê bao Internet băng rộng. Có khoảng 754.157 thuê bao di động sử dụng smartphone có sử dụng data (đạt 58,4% người sử dụng). Hoạt động chỉ đạo điều hành và tác nghiệp từ cấp tỉnh đến cấp xã 100% văn bản gửi nhận trực tuyến (trừ các văn bản mật). 100% cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, ứng dụng chữ ký số. Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh đã cập nhật đầy đủ, kịp thời công khai 100% dịch vụ công trực tuyến. Năm 2020, Cổng dịch vụ công của tỉnh phát sinh 22.800 hồ sơ, đạt tỉ lệ 29,1% tăng 9,1% so với năm 2019. Trên Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh có 788 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cấp tỉnh, 81-85 DVCTT mức độ 3 tại mỗi UBND cấp huyện, 41 DVCTT mức độ 3 của mỗi đơn vị cấp xã; 67 DVCTT mức 4 cấp tỉnh, 80-84 DVCTT mức độ 4 tại UBND cấp huyện.
Nổi bật với việc xây dựng và phát triển Đô thị thông minh ở Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và một số huyện, như: Hệ thống Camera giám sát giao thông, an toàn trật tự; Ngành y tế đã triển khai nền tảng khai báo điện tử; quản lý tiêm chủng COVID-19; hệ thống Robot call (tổng đài tự động) truy vết phòng, chống dịch COVID-19; khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)… Ngành giáo dục ứng dụng các phần mềm SmartLMS, EduLMS… để dạy trực tuyến. Các cơ quan như Văn phòng tỉnh ủy, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và môi trường, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải Quan, Bảo hiểm xã hội… tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện các dịch vụ công ích cho người dân. Tỉ lệ nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của tỉnh (https://dichvucong.hatinh.gov.vn) ngày càng được nhiều người dân, doanh nghiệp và các tổ chức ủng hộ và tin tưởng thực hiện. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. đoàn thể đã tận dụng tối đa nền tảng số như Zalo, Facebook, Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Meeting và nền tảng Emeeting.vn... trong quản lý, điều hành, tuyên truyền, vận động và thực hiện nhiệm vụ đến tận thôn, tổ dân phố. Hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau. Đặc biệt đưa vào vận hành Hệ thống Giám sát và điều hành thông minh (IOC Hà Tĩnh) nhằm xây dựng nền tảng và các phân hệ, kết nối liên thông các hệ thống thông tin phục vụ điều hành, các cơ sở dữ liệu của tỉnh theo lộ trình; đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về giám sát, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, tạo nền tảng cho phát triển chính quyền số, đô thị thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh… Điều đó phản ánh thực chất, có chiều sâu về chỉ số Chính phủ điện tử và chỉ số Cải cách hành chính (PARINDEX) của Hà Tĩnh năm 2019 lần lượt 20/63, 12/63 tỉnh, thành.
- Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua thì Hà Tĩnh còn một số rào cản nhất định về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước như: Một số lãnh đạo, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong hệ thống chính trị thiếu đồng bộ trong lãnh đạo chỉ đạo, quyết tâm chính trị và kiên trì thực hiện. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hạn chế hiểu biết, khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Còn một bộ phận chưa muốn chuyển đổi số vì lợi ích nhóm, nhũng nhiễu, gây khó dễ với doanh nghiệp và người dân. Doanh nghiệp và người dân chưa đồng đều nhận thức, niềm tin công nghệ chưa cao, có nhiều định kiến, thói quen về hoạt động kinh tế - xã hội. Chưa sử dụng các dịch vụ công trực tuyến hiệu quả. Hạ tầng máy móc, trang thiết bị ở các cơ quan, doanh nghiệp, người dân thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ. Quá phụ thuộc vào các phần mềm, ứng dụng nước ngoài. Chưa huy động tối đa nguồn lực từ xã hội hóa trong chuyển đổ số, phát triển chính quyền số. Phân tán, thiếu đồng bộ trong huy động, sử dụng nguồn lực trong chuyển đổi số, phát triển chính quyền số. Các doanh nghiệp, nhà cung ứng phần mềm, mạng viễn thông đang trong quá trình hoàn thiện. Phần mềm khó sử dụng, chồng chéo trong phát triển phần mềm, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa cấp nhật, nâng cấp thường xuyên. Đường truyền Internet yếu, không ổn định nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi. Các chính sách hỗ trợ, kích cầu người dân, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước phát triển chuyển đổi số, phát triển chính quyền số. Chính sách về thu hút nhân lực công nghệ thông tin chưa theo kịp với thị trường lao động.
4 1631937594

       Lãnh đạo tỉnh khai trương Hệ thống điều hành và giám sát thông minh - Một bước tiến trong quá trình chuyển  đổi số ở Hà Tĩnh 
 

- Để thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX đã khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định; ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghệ thông tin gắn với hạ tầng số...”. Để giải quyết tốt vấn đề trên, trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản:
+ Tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm và sức mạnh của hệ thống chính trị và chính quyền các cấp để chuyển đổi số, phát triển chính quyền số. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, thiết lập mạng lưới đơn vị chuyên trách và nhân sự hỗ trợ triển khai ở các cấp và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại mỗi địa phương.
+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cho người dân, doanh nghiệp về sự dụng phần mềm và an toàn, an ninh mạng. Tập huấn, bồi dưỡng khung năng lực, chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin tích hợp kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức. Đưa nội dung kỹ năng số vào chương trình đào tạo Lý luận chính trị, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng Ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. Tổ chức đào tạo, sát hạch, thi tuyển, thi nâng ngạch trực tuyến đảm bảo minh bạch, chất lượng. Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, xây dựng mạng lưới đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số đ chia s tri thức, phối hợp giải quyết các vấn đề lớn.
+ Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp như: thuê dịch vụ, hợp tác theo phương thức đối tác công tư, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, tham gia các quỹ đầu tư, phát triển trung tâm đi mới sáng tạo. Đưa tỷ lệ người dân sử dụng Internet băng thông rộng lên trên 80%, tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet băng thông rộng lên trên 70%, phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, đặc biệt là các vùng công ích.
+ Phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp và nhà cung cấp dịch vụ từng bước làm chủ các công nghệ bảo mật, an toàn, an ninh mạng. Hệ thống cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện xây dựng dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ ngay trong quá trình lãnh đạo, quản lý và điều hành.
+ Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành theo hướng đơn giản hóa, phù hợp định hướng và mục tiêu chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và cải cách hành chính nhà nước.
+ Tăng tỷ lệ chi từ ngân sách, huy động tối đa nguồn lực từ xã hội hóa cho chuyển đổi số, phát triển chính quyền số phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, dịch vụ công. Phát triển mạng 4G và mạng cáp quang bảo đảm 100% khu dân cư có internet băng rộng; triển khai mạng 5G.
+ Đưa các tiêu chí chuyển đổi số, phát triển chính quyền số thành tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng xếp loại của cơ quan, đơn vị, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chuyển đổi số, phát triển chính quyền số là xu thế tất yếu của thời đại, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tích cực vào năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng, an ninh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tác giả: Th.S Hồ Thanh - Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay11,162
  • Tháng hiện tại250,404
  • Tổng lượt truy cập9,934,729
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây