Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân chủ ở cơ sở

Thứ ba - 19/04/2022 23:21
Dân chủ là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng của sự phát triển. Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế, các giai tầng và các cộng đồng dân tộc trong xã hội nước ta. Sự nhất trí đó tổng hợp thành sức mạnh của dân tộc, tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách.
dsc 2834 2 1
Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện NQ 02 -NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về "Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quảv việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở"

Chứng kiến phát triển bền vững, thất bại của các quốc gia, dân tộc đều gắn với việc xây dựng thiết chế về dân chủ, thực hành pháp luật về dân chủ. Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở là nội dung quan trọng trong pháp luật dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Xét trên phương diện tổ chức, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở (pháp luật dân chủ ở cơ sở) bao gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các thiết chế tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu trong một lĩnh vực cụ thể. Trên phương diện thủ tục, pháp luật dân chủ ở cơ sở là sự hợp thành của các phương pháp, trình tự, bước đi, hậu quả pháp lý do pháp luật ghi nhận để đảm bảo tính hợp pháp của quá trình thực hiện mục tiêu trong một lĩnh vực nhất định. Vì vậy, pháp luật dân chủ ở cơ sở là tổng thể các nguyên tắc, thể chế, thiết chế và các điều kiện đảm bảo, gắn kết với nhau, hợp thành hệ thống, do pháp luật quy định, nhằm xác lập các quyền và khả năng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ tại cơ sở.
Ở Việt Nam, các thiết chế dân chủ ở cơ sở được biểu hiện trước hết ở các thiết chế đại diện của nhân dân do Hiến pháp và các đạo luật quy định (Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn…). Đây là các thiết chế do nhân dân lập ra và thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực của nhân dân. Thông qua hoạt động của các thiết chế này, người dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội và kiểm soát hoạt động của Nhà nước, buộc hoạt động thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước vận hành trong quỹ đạo phục vụ nhân dân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
 Trong điều kiện pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật càng trở nên cần thiết. Đặc biệt, với môi trường làm việc là Trường Chính trị, nơi nghiên cứu, giảng dạy, chuyển tải đến người học những kiến thức lý luận chính trị nói chung, kiến thức pháp luật nói riêng thì việc cập nhật, tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật, nhất là pháp luật dân chủ ở cơ sở là vô cùng quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho các giảng viên trong quá trình nghiên cứu cũng như giảng dạy cũng như thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở và quy chế dân chủ cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và tuyên truyền pháp luật dân chủ cơ sở còn một số hạn chế, bất cập:

Còn khoảng cách trong tiếp cận thông tin của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP so với các quy định của Luật tiếp cận thông tin; các nội dung công khai còn chung chung chưa cụ thể dẫn đến việc triển khai thực hiện còn hình thức, chưa quy định cụ thể quy trình tham gia ý kiến và việc tiếp thu các ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Trong triển khai thực hiện cho thấy việc tuyên truyền và thực hiện pháp luật dân chủ một số nơi chưa thật sự đi vào nề nếp, thủ trưởng cơ quan chưa thật chủ động dành thời gian quan tâm, tiếp xúc với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Chưa tổ chức hiệu quả các kênh để lắng nghe ý kiến từ nhân dân, người lao động, doanh nghiệp… việc xử lý đơn thư khiếu nại có nhiều nơi làm chưa tốt, hiện tượng tồn đọng, khiếu kiện kéo dài, có nhiều nơi vẫn xảy ra khiếu kiện vượt cấp. Tuyên truyên và thực hiện pháp luật dân chủ chưa thật gắn với việc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, củng cố tổ chức, bộ máy gắn với công tác cải cách hành chính.
Trong tuyên tuyền pháp luật dân chủ ở cơ sở có nơi, có lúc còn tồn tại tư tưởng sợ khi lên án mạnh mẽ quá sẽ đụng chạm, phức tạp nên thực hiện hình thức; có cơ sở lại coi đây là công việc của chính quyền, chuyên môn, coi nhẹ vai trò của cấp ủy đảng, đoàn thể; ngược lại có nơi lại khoán trắng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể thực hiện, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và sự chỉ đạo thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền; thiếu sự nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.
Để làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ, nhất là nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến pháp luật về dân chủ ở cơ sở cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, phát huy những lợi thế, giá trị, đúc rút những bài học kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong tuyên truyền pháp luật dân chủ ở cơ sở của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị. Tuyên truyền sâu rộng và gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp luật dân chủ ở cơ sở nhất là: Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 01/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ... gắn với việc thực hiện các văn bản của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Thứ hai, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, học viên tuyên truyền, xây dựng các cơ chế để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng là một biện pháp góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ngay từ cơ sở và ở cơ sở. Việc nâng cao hiểu biết và thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở để cùng nhau giải quyết các vấn đề xã hội chung còn hạn chế, nhiều cấp, ngành, tổ chức, cá nhân... ôm đồm, chủ quan, thiếu tin tưởng vào cộng đồng trong giải quyết các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng văn hóa Đảng, đạo đức cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Thứ ba, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc phát huy dân chủ trong Đảng làm trung tâm, mở rộng dân chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội; nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Lồng ghép tuyên truyền về việc thể hóa, hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 2013, các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc...

z3324353905250 d326f51326572806367d193cc4dac714
Chi bộ Khoa Nhà nước và Pháp luật sinh hoạt chuyên đề  đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân chủ ở cơ sở  

Thứ
tư,
đổi mới phương pháp và mở rộng phạm vi công khai thông tin ở các cấp phù hợp với quy định của Luật Tiếp cận thông tin và pháp luật hiện hành. Đa dạng hóa hình thức công khai thông tin ở cấp xã, bổ sung một số hình thức mới như đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử; thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân; thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật... Thực hiện tốt Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp.

Thứ năm, mỗi giảng viên phải thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là pháp luật về dân chủ ở cơ sở để nhận diện, làm sáng tỏ, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng, thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Bảo vệ, phát huy những thành quả đạt được trong xây dựng, hoàn thiện và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đồng thời đấu tranh với các quan điểm sai trái, không đồng thuận về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp luật dân chủ ở cơ sở ở nước ta, các ngành, lĩnh vực và các địa phương.

Tác giả: Th.S Hồ Thanh -Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay10,780
  • Tháng hiện tại50,253
  • Tổng lượt truy cập10,557,572
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây