Tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

Thứ sáu - 04/03/2022 10:27
Đồng chí Tô Hiệu là người cộng sản mẫu mực, có bản lĩnh chính trị kiên cường, phẩm chất đạo đức trong sáng, quyết hy sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, ông còn là tấm gương sáng về việc tự học và học tập suốt đời để cho thế hệ trẻ noi gương vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực học tập, lao động, cống hiến góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
1 to hieu 030320221

                              Toạ đàm kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (7/3/1912 - 7/3/2022)

Trong suốt chặng đường cống hiến không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của đồng ch
í là một quá trình không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng để vươn lên từng bước định hướng  mọi hoạt động góp phần đạt đến mục tiêu, lý tưởng cách mạng và ngược lại thông qua thực tiễn hoạt động cách mạng mà không ngừng học tập hướng đến hoàn thiện tri thức và nhân cách của chính mình. Niềm đam mê tìm hiểu, khám phá tri thức đã được hun đúc trong ông từ rất sớm nên ngay từ khi còn bé Tô Hiệu đã bộc lộ là một cậu bé có tư chất và chịu khó học hành đèn sách. Xuất thân trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước, khi được gia đình cho xuống Hải Dương học trường tỉnh, ông sớm giác ngộ và nhiệt tình tham gia phong trào cách mạng bị nhà trường thực dân đuổi học phải chuyển lên Hà Nội học. Tại ngôi trường mới, đồng chí Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước nên được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đó thực dân Pháp bắt và kết án ông 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo vốn được xem như là “địa ngục trần gian” thì với ông lại trở thành trường học cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đã tìm hiểu, mở rộng các mối quan hệ với các tù nhân từ đó dần gần gũi, học tập và tham gia các hoạt động với những người tù cộng sản. Chốn lao tù với muôn vàn khó khăn của xiềng xích càng thắp bừng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng từ sự giúp đỡ, bồi dưỡng từ đồng chí lớn tuổi đã hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm như đồng chí Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng. Ông được tiếp cận đầy đủ hơn về hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận cương chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh vận, kinh nghiệm công tác bí mật…Trên cơ sở đó, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong nhà tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân.
owggbhik
Di tích nhà tù Sơn La
Lòng ham học và ước mơ để tất cả đồng bào mình cùng được mở mang trí tuệ, tăng thêm kiến thức đó thôi thúc ông trở về làng Xuân Cầu sau khi mãn hạn tù. Lúc này mặc dù chịu sự giám sát, theo dõi ngặt nghèo của bọn mật thám và lý dịch ở quê hương nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao dân trí, dân sinh, phát triển thể lực của đội ngũ thanh niên, thiếu niên. Từ tập hợp lực lượng tuổi trẻ đó thành các nhóm sinh hoạt tùy theo lứa tuổi, sở thích cùng
sinh hoạt thể dục thể thao, chơi cờ tướng đến mở lớp dạy học tại nhà cho trẻ em trong làng. Ông hướng đến giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc và chuẩn bị dần cho những tổ chức sơ khai, có lãnh đạo để hình thành “Hội Nông dân tương tế”,...về sau. Đồng thời, đồng chí Tô Hiệu đã vận động bà con trong làng và người làng làm ăn ở xa góp công, góp của xây dựng Trường với mong muốn thế hệ trẻ trong vùng được mở mang kiến thức.
 
download
Cây đào Tô Hiệu ở Dích tích Nhà tù Sơn La
Trong thời gian ở Nhà tù Sơn La, đồng chí đã vượt lên bệnh tật không ngừng làm việc, viết các bài tuyên truyền, lý luận cách mạng, lãnh đạo anh em tù đấu tranh thông qua tổ chức công tác giáo dục trong tù, viết nhiều tài liệu quan trọng cho Chi bộ, mở các lớp chính trị, quân sự, văn hóa, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh…Nhờ đó mà đời sống trong tù được tổ chức rất quy mô và khoa học. Ủy ban Nhà tù được thành lập để lãnh đạo mọi mặt.
Đối với người dân trong dòng họ Tô ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thì đồng chí Tô Hiệu được xem là người cộng sản đầu tiên làm công tác khuyến học. Phát huy tinh thần tự học và nỗ lực học tập của đồng chí Tô Hiệu nên quê hương đồng chí luôn là địa phương dẫn đầu về phong trào khuyến học, khuyến tài, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.
Trong những ngày diễn ra hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022) chúng ta lại bồi hồi nhớ đến cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Tấm gương sáng về tự học, nỗ lực học tập của đồng chí Tô Hiệu đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng ta cũng như sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy, ở giai đoạn hiện nay, để phát triển đất nước, chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những bước chuyển mình thích hợp. Với mỗi cán bộ, đảng viên cho đến mỗi tổ chức phải có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế số và chú trọng, quan tâm, tạo điều kiện cũng như nâng cao chất lượng vận động, tuyên truyền toàn dân xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu Cách mạng 4.0, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội số hiện nay.

Tác giả: Th.S Phan Thị An Phú - Phòng TCHCTTTL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay10,085
  • Tháng hiện tại279,065
  • Tổng lượt truy cập10,375,647
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây