Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Mốc son lịch sử, sức mạnh hôm nay

Thứ hai - 10/10/2022 05:53
Đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta, ngày giải phóng Thủ đô có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đó là sự kiện đánh dấu thời khắc thủ đô vừa giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân Pháp vừa đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm với một lực lượng cách mạng giờ đây đã lớn mạnh. 68 năm trôi qua nhưng ngày giải phóng Thủ đô vẫn luôn là mốc son trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.
Giải phóng Thủ đô

Sau những ngày đấu trí đầy cam go, phức tạp đến ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Thi hành Hiệp định, ta đã chủ động có kế hoạch đề phòng, đấu tranh, đồng thời chuẩn bị lực lượng về mọi mặt tiếp quản Thủ đô một cách trọn vẹn nhằm đập tan âm mưu của Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa của ta, lôi kéo người di cư vào Nam. 35 điểm tại Hà Nội đã được bàn giao cho lực lượng quân đội Việt Nam vào 08/9/1954. Đến ngày 30/9/1954, các hiệp nghị về việc chuyển giao Hà Nội cũng hoàn thành ký kết. Từ sáng ngày 08/10/1954, các đơn vị quân đội theo kế hoạch đã chia thành nhiều đường tiến vào ngoại thành, đến 16 giờ 30 phút thì tới đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy, Nhật Tân... Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia ra nhiều cánh mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió như reo vui cùng hơn hai mươi vạn nhân dân Thủ đô. Niềm vui chào đón tự do chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau gần 9 năm bền bỉ, kiên cường chống ngoại xâm. Nhân dân cả nước như vỡ òa chung niềm hạnh phúc của người dân Thủ đô. Các tỉnh, thành phố toàn quốc đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Chiến thắng vang dội của Việt Nam được bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu rộng rãi. Hà Nội đón những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản trong nhịp điệu bài hát Tiến về Hà Nội với âm điệu hào hùng Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.

Kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội - ngày về chiến thắng | TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN

Phát huy khí thế hào hùng của những ngày tháng lịch sử, giờ đây Hà Nội đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ để xứng đáng là trái tim của cả nước. Với vai trò là một trung tâm công nghiệp lớn, đầu tàu của nền kinh tế đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thủ đô luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, đảm nhận tốt vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Thủ đô đã từng bước cụ thể hóa thực hiện hiệu quả những bước chuyển linh hoạt, hiệu quả từng bước phục hồi, phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 , thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 177.464 tỷ đồng, đạt 56,9% dự toán, bằng 122,4% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 30.527 tỷ đồng, đạt 28,5% dự toán và bằng 102,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Kinh tế phục hồi rõ rệt khi GRDP quý II ước tăng 9,49% - cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm (6,4-6,9%). Lũy kế 6 tháng GRDP tăng 7,79% - gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (6,02%) và 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 (7,21% - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19); trong đó, dịch vụ tăng 9,05% - gấp 1,54 lần mức tăng cùng kỳ (5,87%), công nghiệp tăng 6,73% (cùng kỳ tăng 7,66%), xây dựng tăng 5,54%, nông nghiệp tăng 2,39%, thuế sản phẩm tăng 4,55%.; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý II đạt 104,30 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô là dịp để nhớ lại những ngày tháng dấu ấn lịch sử, là dịp để tô thắm, tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, vẻ vang để tiếp bước thực hiện tốt nhiệm vụ ở những giai đoạn tiếp theo.

 

Tác giả: Th.S Phan Thị An Phú - Phòng TCHCTTTL

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm104
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay27,310
  • Tháng hiện tại323,144
  • Tổng lượt truy cập10,007,469
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây