NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỐI HỢP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Thứ ba - 24/03/2020 04:10
Đinh Quốc Thị
TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú
Trong những năm qua, nhận thức tầm quan trọng của cán đội ngũ cán bộ, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp cơ sở và xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là khâu quan trọng hàng đầutrong công tác cán bộ hiện nay. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụcủa mình, cấp ủycác huyện, thành phố, thị xã, cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng và các ban, ngành, đoàn thể các cấp đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở tất cả các khâu như: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo từng loại hình, chức danh, đối tượng;xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và giai đoạn; xác định thời điểm mở lớp; thành lập ban chỉ đạo các khóa đào tạo, theo dõi đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên… Hiệu quả của công tác phối hợp trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp cơ sở, theo đó hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở cũng từng bước được cũng cố vững chắc. Nhờ làm tốt công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ,lãnh đạo quản lý và dự nguồn cán bộ các cấp nhất là cấp cơ sở ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng,là cơ sở để các cấp ủy đảng thực hiện tốt công tác quy hoạch, chủ động trong việc đánh giá, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình đào tạo đãtạo ra thế chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nội dung, chương trìnhđảm bảo phù hợp với các đối tượng, đúng quy định và đáp ứng được yêu cầu của thực tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung công tác phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng và công tác cán bộ nói chung. Những yếu kém, hạn chế đó được thể hiện trên các nội dung sau:
Một là,một số cấp ủy, lãnh đạo một số ban, ngành và một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức lý luận chính trị, do đó chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thiếu chủ độngtrong việc rà soát xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ đi đào tạo; việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nhiều nơi chưa đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn, cử cán bộ đi đào tạo nhưng chưa gắn với quy hoạch, chưa đảm bảo tính tuần từ trong đào tạo, bồi dưỡng. Cá biệt một số đơn vị không muốn bố trí cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng, hoặc chỉ bố trí đi học các lớp tại chức với lý do địa phương, đơn vị đang bận nhiều công việc. Thực tế yếu kém này đã được Đảng ta chỉ rõ trongNghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị“Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Nhiều cán bộ, đảng viên coi mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là để có bằng cấp, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh; có xu hướng đi học hệ tại chức, tạo ra mất cân đối giữa hệ tại chức và tập trung”. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành của tỉnh, các địa phương, đơn vị và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thị với Trường Chính trịđôi lúc còn mang tính “mùa vụ",chỉ thực sự quyết liệt khi có lớp được mở, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp thường xuyên.
Hai là, công tác phối hợp theo dõi, đánh giá sau đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa toàn diện, thiếu cơ sở cho việc xây dựng chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo lại. Nguyên nhân xuất phát từ cả phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng như cấp ủy chính quyền các địa phương là chưa xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả chất lượng cán bộ trước và sau đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh cán bộ cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Công tác đánh giá sau đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tăng giảm số lượng đào tạo, bồi dưỡng và tỷ lệ cán bộ theo các chức danh đã được đào tạo, bồi dưỡng mà chưa chú trọng đánh giá mức độ chuyển biến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi vị trí, chức danh cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thống nhất, còn chồng chéo nên học viên phải học lặp lại một số nội dung ở các lớp khác nhau, nhất là việc sửa đổi, bổ sung nội dung giáo trình chưa thật sự khoa học, phù hợp với đối tượng học viên dẫn đến khó khăn cho cả người dạy và người học. Do nhận thức chưa đầy đủ quy định của Đảng, nhà nước về chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chưa xây dựng được quy chế phối hợp đào tạo bồi dưỡng nên vẫn còn tình trạng một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vẫntự tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định.
Bốn là, một số cấp ủy do chưa chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền,nghĩa vụ học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cũng như các quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, do đó thiếu quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho từng vị trí, chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý dẫn đến lúng túng trong việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng từ đó dễ làm xuất hiện hiện tượng xin - cho trong việc cử cán bộ đi học.
Trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế nêu trên đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan, ban ngành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Sau đây là một số nhiệm vụ cụ thể cần phải sớm được triển khai nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách bền vững:
Trước hết, cần xây dựng quy chế phối hợp nhằm đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với Quy chế này có thể tạo ra một cam kết chung, làm căn cứ để điều chỉnh các hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện. Quy chế này sẽ phân định rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo cũng như đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sẽ giúp cho Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ; sẽ tạo được sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Trường Chính trị với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp ủy cấp huyện vàTrung tâm Chính trị cấp huyện, trên tất cả các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: xây dựng kế hoạch, chiêu sinh, mở lớp, hoàn thiện hồ sơ, bố trí giảng viên kiêm nhiệm, tổ chức giảng dạy, quản lý học viên, tham mưu hoàn thiện chế độ chính sách cho người học, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, công tác phục vụ và theo dõi, đánh giá cán bộ sau đào tạo...
Hai là, tăng cường sự phối hợp của các địa phương, các ngành với các đơn vị chủ trì đào tạo, bồi dưỡng trong công tác lựa chọn cán bộ đi học,đặc biệt là các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường Chính trị tỉnh chủ trì. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, những năm gần đây, quy mô, loại hình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh hàng năm, nhất là sau Đại hội Đảng các cấp cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần phải phối hợp giải quyết. Việc lựa chọn đối tượngđào tạo, bồi dưỡng phải luôn gắn liền với công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ cán bộ của các địa phương, đơn vị. Vì vậy, các địa phương, đơn vị phải thật sự chủ động trong công tác phối hợp với nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ trung và dài hạn, qua đó phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chọn, cử cán bộ đi học gắn với quy hoạch, bố trí và sử dụng; tránh tình trạng cán bộ đi đào tạo về thì không được sử dụng hoặc thiếu cán bộ được đào tạo khi cần bố trí, bổ nhiệm. Đồng thời, việc lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp tỉnh không muốn tham gia học trung cấp lý luận chính trị, chỉ chờ học cao cấp. Vì vậy, trước mắt Trường Chính trị tỉnh và cấp ủy các cấp, các ngành, các địa phương cần phải quyết liệt, nghiêm túc trong rà soát, lựa chọn và cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một trong những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.
Ba là, phối hợptăng cường công tác quản lý giữa trường Chính trị tỉnh và các địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh là một quy trình khoa học. Ngoài sự nỗ lực của học viên, sự cố gắng của giảng viên thì không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan liên quan, đặc biệt là các địa phương, đơn vị cử người đi học. Nhiều cấp ủy địa phương, đơn vị chưa lấy trình độ lý luận chính trị làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, xem xét bổ nhiệm cán bộ cộng với việc bổ nhiệm trước, trả nợ bằng sauđã dẫn đến tình trạng một số cán bộ không mấy mặn mà với việc học tậplý luận chính trị; không ít các học viên, trong cùng một lúc được cử đi học hai lớp khác nhau hoặc đi học nhưng vẫn phân công công tác nên vừa đi học, vừa đi làm dẫn đếnhiệu quả học tập không cao. Với cơ chế như hiện nay, cán bộ không thể giữ một công việc, chức danh suốt đời. Vì vậy, cán bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng qua nhiều lớp với nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm mở lớp khác nhau. Công tác đào tạo, bồi dưỡng không thể không tính đến đặc thù này. Vì vậy, Trường Chính trị Trần Phú và các địa phương, đơn vị có cán bộ đi học cần phải tăng cường công tác phối hợp, đặc biệt chú trọng việc theo dõi, đánh giá ý thức, thái độ của học viên trong quá trình học tập, tránh tình trạng lãng phí về thời gian và gây khó khăn khi sắp xếp công việc thay thế cho đội ngũ cán bộ được cử đi học và tạo áp lực không cần thiết cho nhà trường.
Bốn là, phối thực hiện có hiệu quả các hoạt động khảo sát, theo dõi, đánh giá cán bộ sau đào tạo. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Đối với các địa phương, đơn vị, việc theo dõi, đánh giá cán bộ sau đào tạonhằm rà soát, đánh giá định kỳ để phục vụ cho công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch thường xuyên; đồng thời cũng là căn cứ để tiếp tục xem xét cử cán bộ đi học và có ý kiến phản hồi về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cơ sở đào tạo. Đối với Trường Chính trị tỉnh, sự phối hợp thực hiện tốt hoạt động này sẽ nắm bắt được thông tin phản hồi về đánh giá cán bộ sau đào tạo làm cơ sở để nhà trường điều chỉnh nội dung, phương thức, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, thông qua kết quả đánh giá cán bộ sau đào tạo, đội ngũ giảng viên của nhà trường sẽ có căn cứ để điều chỉnh phương pháp, nâng cao hiệu quảgiảng dạy, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các địa phương.
Năm là, phối hợp xây dựng đội ngũ giảng viên ngày càng vững mạnh và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Về xây dựng đội ngũ giảng viên: Trước hết nhà trường phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy bố trí đủ số lượng giảng viên theo quy định; phối hợp với các địa phương tổ chứccho giảng viênđi nghiên cứu thực tế,trong đó có cả việc bố trí giảng viên đi thực tế cơ sở nhiều ngày. Hàng năm ngoài việc chấp hành tốt kế hoạch tập huấncủa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Nội vụ, nhà trường cần chủ động mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên; phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu BTV tỉnh ủy cửgiảng viên đi đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị và đào tạo sau đại học, nhất là nghiên cứu sinh. Cùng với tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường Chính trị Trần Phú phải phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền các địa phương cấp huyện, cấp xã xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Đội ngũ giảng viên kiêm chức là những đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có nhiều kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn sâu sẽ là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Về cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa Trường Chính trị tỉnh với các sở, ngành tham mưu để tiếp tục tham mưu HĐND, UBND tỉnh tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa họccủa nhà trườngsẽ đóng một vai trò hết sức quan trọnggiúp nhà trường sớm hoàn thiện cơ sở vật chất, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống,“tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong đội ngũ cán bộ đảng viên, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng “vềtăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ” đã khẳng định: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giũa cáccơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể để tiến hành thường xuyên, đảm bảo các quy định của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thực tế từng địa phương, từng ngành./.