“HUẤN LUYỆN CÁN BỘ” - BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA TỈNH HÀ TĨNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Thứ ba - 24/03/2020 03:58
                                                               Đinh Quốc Thị                                      
                                                              TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị
                                                          Trần Phú Hà Tĩnh

Là một tỉnh nông nghiệp, để sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, “phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại”[i], Hà Tĩnh đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Để thực hiện định hướng đó nhiệm vụ đầu tiên và xuyên suốt là chăm lo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ đểđủ sức lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
          Trước hết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng  nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thôn.
Theo đó, tại trường Chính trị Trần Phú từ 2011 đến 2016 có 6.941cán bộ được đào tạo trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính (trong đó năm 2016 có 2103 cán bộ); 360 trưởng, phó công an cấp xã được đào tạo trung cấp Công an; 754 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (năm 2016 có 296 người);5.196 cán bộ được bồi dưỡng theo vị trí việc làm và cập nhật kiến thức sau Đại hội Đảng (trong đó năm 2016 có 1496 người). Tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cũng đã bồi dưỡng cho hàng vạn lượt cán bộ cơ sở về nghiệp vụ công Đảng, chính quyền, Đoàn thể. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Đến cuối năm 2016 có 171 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và hàng chục xã đạt trên 90% tiêu chí này. Đây là nhân tố hàng đầu để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ xây dựng NTM.
Thứ hai,thường xuyên, kịp thời bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ xã và thôn.
Theo sự phát triển của phong trào, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao Trường Chính trị Trần Phú tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ xã, cán bộ thôn về kiến thức kỹ năng xây dựng NTM. Giai đoạn đầu (2011-2014), để giúp đội ngũ cán bộ có cách nhìn tổng quát và biết cách triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM, tài liệu huấn luyện được biên soạn với 16 chuyên đề. Khi phong trào xây dựng NTM đã chuyển sang giai đoạn mới (2015-2020), có tính tự giác cao hơn, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đã chỉ đạo xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng với 9 chuyên đề nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM bền vững cho tất cả các chức danh cán bộ, công chức cấp xã; Bí thư, thôn trưởng và các thành viên ban phát triển thôn. Do tính thiết thực của nội dung chương trình bồi dưỡng, việc tổ chức huấn luyện đã được các huyện, thành phố, thị xã tích cực hưởng ứng, từ 2012 đến cuối năm 2016 có 9.850 lượt cán bộ được huấn luyện (năm 2016 có 41 lớp với 2.679 học viên).
Với hệ thống kiến, thức kỹ năng về NTM được trang bị cơ bản và từng bước đi vào chiều sâu, đội ngũ cán bộ xã, thôn đã trở thành lực lượng nòng cốt cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng NTM ở các địa phương, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi triển khai các xã đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản như: đánh giá khảo sát tình hình, xây dựng đề án, xây dựng quy hoạch và kế hoạch khung giai đoạn; hiệu quả tuyên truyền vận động nhân dân ngày càng cao; Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào hành động rộng khắp, lôi cuốn mọi người dân tham gia; nhiều điển hình tiên tiến của các tập thể và cá nhân trong xây dựng NTM đã xuất hiện; sản xuất hàng hóa sản phẩm chủ lực quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị không ngừng phát triển. Sau 06 năm xây dựng NTM, đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 1.888 Doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn (gấp 3,2 lần năm 2010), 1117 Hợp tác xã (gấp 4,7 lần năm 2010) và 3303 Tổ hợp tác; 13.747 mô hình sản xuất kinh doanh cho doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên trong đó có 11.577 mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực, góp phần xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; huy động hàng ngàn tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đáng chú ý là nguồn vốn tín dụng đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh, năm 2016 đạt trên 87% đầu tư toàn xã hội cho khu vực (tính bình quân trong 6 năm đã đạt 79%). Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được nâng lên đáng kể, hàng năm có thêm hàng trăm km đường giao thông, kênh mương, rãnh thoát nước, đường điện được đầu tư kiên cố; hàng trăm nhà văn hóa, khu thể thao, Trạm Y tế, trường học được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn và nâng chuẩn...Với những nỗ lực đó, kết thúc năm 2016 Hà Tĩnh có 82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 35,65% tổng số xã, không còn xã đạt dưới 9 tiêu chí [ii].
Từ kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thành quả xây dựng NTM trong những năm qua, bài học được rút ra là:
Thứ nhất, ở đâu có đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vững vàng về kiến thức, năng lực thì ở đó NTM có nhiều khởi sắc, Vì vậy công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Để công tác huấn luyện cán bộ đạt kết quả tốt trước hết phải xây dựng được nội dung, chương trình thiết thực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, giúp đội ngũ cán bộ công chức cơ sở tháo gỡ được những khó khăn đang đặt ra. 
Thứ hai, không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của đội ngũ cán bộ và tầm quan trọng của công tác huấn luyện cán bộ. Mỗi cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, Chính quyền phải thật sự gương mẫu trong việc chấp hành và tổ chức thục hiện các Quy định của Đảng, Nhà nước về chế độ học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ; tập trung khắc phục tình trạng người đứng đầu các cấp, các ngành lấy lý do nhiều công việc không tham gia, hoặc không cử cán bộ tham gia đầy đủ các khóa đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
Thứ ba, phải xây dựng đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn, hiểu biết sâu sắc tình hình địa phương, nhất là tình hình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Những giảng viên được bố trí giảng dạy phải đảm bảo ngạch, cấp bậc, hiểu biết thực tế và các tiêu chuẩn khác theo quy định, phải được thông qua giáo án, bài giảng trước khi thực hiện.
Thứ tư, phải tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường Chính trị Trần Phú với VPĐP NTM tỉnh, các sở ngành, UBMTTQ, các Đoàn thể cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền và Trung tâm CT cấp huyện trong việc tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng từ việc xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên điển hình; chuẩn bị cơ sở vật chất; xác định quy mô, thời điểm mở lớp; hướng dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế, theo dõi, quản lý số lượng, thời gian học tập, đánh giá kết quả và thi đua khen thưởng...
Kết quả xây dựng nông thôn mới mà Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã đạt được trong những năm qua là to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả đó luôn gắn liền với việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [iii]./.

Chú thích:                                     
 
 
[i]Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII
[ii]Báo cáo tổng kết xây dựng NTM năm 2016 của UBND tỉnh
[iii]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 5, tr.269.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay10,990
  • Tháng hiện tại279,970
  • Tổng lượt truy cập10,376,552
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây