Nâng cao chất lượng hoạt động dự giờ ở Khoa Nhà nước và Pháp luật

Thứ năm - 08/12/2022 22:31
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn công tác giảng dạy lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền nhà nước và đoàn thể cấp cơ sở của của tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian qua, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực vươn lên nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện ngày càng tốt hơn những nhiệm vụ quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao.
Xác định mục tiêu, trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và một số đối tượng khác những kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Một trong nhiều hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giảng viên của nhà trường đó chính là hoạt động dự giờ giảng của giảng viên.
Khoa Nhà nước và pháp luật trực tiếp giảng dạy các phần trong chương trình Trung cấp Lý luận chính trị Hành chính, gồm: Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật XHCN; Quản lý hành chính nhà nước và Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; Các chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và các chương trình bồi dưỡng khác theo quy định.
Dự giờ là một trong những hoạt động của các khoa chuyên môn, được tiến hành thường xuyên nhằm nắm bắt thực tế chất lượng giảng dạy của giảng viên; kiểm tra việc chấp hành quy chế, giờ giấc của cả người dạy và người học. Việc dự giờ có thể được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt hoặc dự giờ đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền. Như vậy, hoạt động này chính là một biện pháp để Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn của giảng viên.
Theo Quy chế giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG): mỗi giảng viên cần thực hiện số lượng dự giờ là 16 tiết trở lên/năm. Có thể nói, việc dự giờ của khoa Nhà nước và pháp luật đã đi vào nề nếp, đạt được mục tiêu tăng cường công tác quản lý đội ngũ giảng viên của khoa, kiểm soát chặt chẽ công tác giảng dạy. Hàng năm, Khoa đều tổ chức từ 01 đến 02 đợt dự giờ cho toàn thể giảng viên của Khoa. Mỗi giảng viên tự đăng ký ít nhất 01 bài mới (không trùng lặp với bài đã dự giờ trước đó), soạn giáo án và thông báo cho lãnh đạo Khoa sắp xếp lịch dự giờ vào lớp có thời gian gần nhất để tổ chức dự giờ, đồng thời thông báo mời Ban Giám hiệu, các Khoa, Phòng và các giảng viên kiêm chức cùng tham dự. Lãnh đạo Khoa xây dựng kế hoạch, tổ chức dự giờ trên các lớp; tổ chức họp để nhận xét, góp ý sau khi dự giờ cho tất cả giảng viên đều được thực hiện đều đặn.

 
dsc 1909

Để có được cái nhìn khách quan, toàn diện hơn, Khoa cũng thường xuyên mời các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các giảng viên giảng dạy có chuyên môn gần với bộ môn do Khoa Nhà nước và pháp luật chủ trì. Qua đó, các giảng viên được lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp tự nhận diện được những ưu điểm, hạn chế của mình, để có sự điều chỉnh cho mỗi giờ giảng, giờ thảo luận một cách tốt nhất.
Mặt khác, khi dự giờ của đồng nghiệp, mỗi giảng viên sẽ tự rút kinh nghiệm, học tập về phương pháp giảng dạy, trau dồi chuyên môn, xử lý tình huống có thể xảy ra trên lớp. Mỗi buổi dự giờ đã thưc sự trở thành buổi sinh hoạt chuyên môn cần thiết và bổ ích cho giảng viên của khoa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dự giờ của Khoa cũng có một số điểm hạn chế, như: Chưa tổ chức kịp thời việc nhận xét, rút kinh nghiệm ngày sau khi kết thúc giờ giảng; một số giảng viên chưa chú trọng đầu tư nhiều cho những bài giảng đăng ký dự giờ. Việc tổ chức dự giờ tại trường tuy thuận tiện nhưng cần phải chờ đến phân môn do Khoa đảm nhận mới có thể tổ chức dự giờ. Tổ chức dự giờ các lớp mở ở huyện có những khó khăn và tốn kém chi phí đi lại cho các giảng viên tham gia dự giờ. Bên cạnh đó, các giảng viên của Khoa tham gia giảng dạy sẽ không thể tham gia dự giờ, việc góp ý sau khi dự giờ không được đầy đủ, đa chiều.
Để hoạt động dự giờ của khoa thực sự có hiệu quả, tạo động lực để giảng viên nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thiết nghĩ cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, Mỗi giảng viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dự giờ, phải thấy rằng dự giờ là một hoạt động thường xuyên; từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cá nhân, tích cực nghiên cứu bài giảng, chủ động đăng ký dự giờ nhằm tranh thủ sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Mặt khác, cần tích cực đi dự giờ các giảng viên trong khoa và các khoa khác để học hỏi, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, giảng viên có thể dự giờ các giảng viên trong Ban Giám hiệu và lãnh đạo các khoa trong nhà trường; hoặc dự giờ các giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp giảng dạy các lớp cao cấp chính trị tại trường. Đây là đội ngũ giảng viên vừa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, vừa nắm bắt kiến thức thực tiễn phong phú, đa dạng. Thông qua đó, giảng viên có thể tích lũy thêm được những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong giảng dạy.
Giảng viên cần nâng cao kỹ năng đánh giá sau dự giờ. Khi đánh giá cần đặt mình vào vị trí của người học, cảm nhận, góp ý xây dựng nhằm đưa ra những vấn đề cần điều chỉnh cho người dạy. Việc đánh giá cần dựa trên các các tiêu chí cụ thể như:
Về kiến thức: Dạy đủ, đúng kiến thức của bài giảng một cách chính xác, có hệ thống; trong quá trình giảng dạy phải lồng ghép, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức thực tế với kiến thức lý luận.
Về kỹ năng sư phạm: vận dụng hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng học viên; xử lý được các tình huống sư phạm. Giảng viên khích lệ, động viên học viên kịp thời trong giờ học.
Về hiệu quả tiết dạy: Học viên chủ động, tích cực tiếp thu, hợp tác trong giờ học.

dsc 8818


Hai là, Lãnh đạo khoa cần tăng cường vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện để hoạt động dự giờ không những là nhiệm vụ của mỗi giảng viên mà còn trở thành phong trào thi đua trong hoạt động chuyên môn. Sau buổi dự giờ, lãnh đạo khoa cần sắp xếp thời gian sớm nhất để tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm kịp thời để giảng viên biết được những ưu điểm, hạn chế của bài giảng, từ đó tiếp thu chọn lọc, điều chỉnh để thực hiện tốt hơn ở những giờ giảng sau. Qua hoạt động dự giờ sẽ bồi dưỡng, giúp giảng viên rèn luyện, phấn đấu để có thành tích cao hơn tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi các cấp.
Ba là, Ban Giám hiệu cần tăng cường chỉ đạo và giám sát việc xây dựng và tổ chức kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm của Khoa chuyên môn để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Dự giờ là một trong những công việc thường xuyên, cần thiết và bắt buộc đối với giảng viên trong giảng dạy. Việc nâng cao chất lượng chuyên môn qua hoạt động dự giờ ở khoa Nhà nước và Pháp luật có ý nghĩa thiết thực, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị ở Trường Chính trị Trần Phú trong g

Tác giả: Th.S Nguyễn Anh Tấn - Giàng viên Khoa Nhà nước & Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay16,619
  • Tháng hiện tại226,863
  • Tổng lượt truy cập6,696,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây