Trường Chính trị Trần Phú tích cực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong dạy - học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Thứ năm - 24/11/2022 04:00
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức rõ điều đó, Trường Chính trị Trần Phú sớm triển khai thực hiện và đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy – học tại nhà trường.
Xác định được chuyển đổi số đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay là ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, hình thành các mô hình giáo dục thông minh; số hóa tài liệu, giáo trình; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến, Đảng ủy, Ban giám hiệu từ rất sớm đã chỉ đạo các giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và giảng dạy trên lớp, viết bài nghiên cứu khoa học, quản lý học viên. 100% giảng viên có giáo án word và giáo án Powerpoint. Trường sớm đầu tư hệ thống wifi ở khu nhà hiệu bộ và các phòng học, trang web của Trường sớm được thành lập và được nâng cấp thường xuyên. Lịch công tác, lịch giảng các lớp, chương trình học toàn khóa cũng như điểm thi các môn học của các lớp thuộc các hệ đào tạo, bồi dưỡng được cập nhật trên trang web một cách kịp thời. Nhiều giảng viên đã biết chủ động, sáng tạo tạo các video hoặc cắt ghép, lồng các video, ảnh tư liệu vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động hơn.

02
Trường tổ chức tập huấn phần mềm giảng dạy trực tuyến SMASTMLS
Những năm gần đây, Trường Chính trị Trần Phú đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học. Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quá trình tập huấn giảng viên từ năm 2020 đến nay hầu hết được thực hiện theo hình thức trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams do Học viện Chính trị quốc gia Chí Minh tổ chức. Ngay khi có công văn số 494-CV/HVCTQG, ngày 13/5/ 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các trường chính trị cấp tỉnh” cho phép và hướng dẫn các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo bằng hình thức trực tuyến”, nhà trường có văn bản báo cáo và xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về thực hiện giảng dạy trực tuyến. Nhà trường đã phối hợp với Vietel Hà Tĩnh, mời chuyên gia công nghệ thông tin, nhân viên phần mềm SmartLMS về tập huấn cho đội ngũ giảng viên về kỹ thuật, công nghệ thông tin, kiến thức và kỹ năng giảng dạy trên phần mềm SmartLMS trong giảng dạy trực tuyến. Lãnh đạo trường chỉ đạo ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến để có cơ sở thực hiện hoạt động này. Các khoa, phòng tổ chức giảng thử để rút kinh nghiệm trước khi giảng trên lớp. Các giảng viên trong thời gian ngắn nhưng đã chủ động, thành thạo sử dụng phần mềm và giảng dạy trực tuyến. Các khoa hình thành kho giáo án trên tảng số do khoa quản lý. Các khoa hình thành kho giáo án trên tảng số do khoa quản lý. Quá trình quản lý lớp học trực tuyến được nhà trường tổ chức chặt chẽ với sự tham gia của Ban giám hiệu, Ban thanh tra, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lên lớp. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho quá trình quản lý lớp học trực tuyến so với trực tiếp. Nhà trường linh hoạt trong thực hiện kế hoặc đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, trực tiếp, kết hợp trực tiếp - trực tuyến phù hợp với tình hình thực tiễn. Tính từ tháng 5/2021 đến nay, trường đã tổ chức được 37 lớp đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, kết hợp trực tuyến - trực tiếp với hơn 2.500 học viên.
https://b-f5-zpcloud.zdn.vn/5577695872022669813/f749cf1514d1d38f8ac0.jpg

Lãnh đạo và giảng viên nhà trường tham dự tập huấn do HVCTQGHCM tổ chức qua phần mềm Microsoft Teams
Để giảng viên có thể tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, qua đó nâng cao tính thực tiễn, tính thời sự cho các bài giảng nhằm nâng cao chất lượng các bài giảng, nhà trường đã trình UBND tỉnh xin thành lập phòng họp trực tuyến. Đến nay công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 7/2022.


Hội nghị trực tuyến “Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị của Bộ chính trị, BCH Trung ương Đảng và của BTV tỉnh ủy” – Điểm cầu Trường chính trị Trần Phú


Lễ khai giảng trực tuyến lớp TCLLCT K172 Lộc Hà
01

Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên tham gia hội thảo khoa học " Tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đào tạo trung cấp lý luận chính trị" do Học viện CTQG HCM tổ chức ngày 01/11/2022
Quá trình dạy - học trên nền tảng số đã tạo điều kiện cho các giảng viên, học viên vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh đồng thời hoàn tốt kế hoạch dạy - học. Học viên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, đặc biệt là với học viên ở xa. Trong giảng dạy, nhiều giảng viên đã tạo các liên kết website, youtube, video, hình ảnh sinh động vào bài giảng, tạo nên sự sinh động, phong phú cho bài giảng và hứng thú cho học viên. Nhiều giảng viên trong giảng dạy đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực cùng với phương pháp WebQuest (khám phá trên mạng) vừa kích thích học viên khai thác thông tin trên nền tảng số vừa kích thích sự hứng thú trong học tập cho học viên.
 
https://f5-zpcloud.zdn.vn/5986468157746733890/8b05b47e6fbaa8e4f1ab.jpg

Giảng viên sử dụng phương pháp sàng lọc kết hợp WebQuest trong tiết dự thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc lần thứ VII năm 2021
Anh Ngô Đăng Sửu - Học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị K181 Hương Khê chia s: “Học trực tuyến, tôi tương tác, trả lời câu hỏi giảng viên và tương tác với các học viên như trên lớp thực, tôi tiếp thu bài giảng sinh động như đang học trên lớp thực; người học có thể tiếp cận bài giảng mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động hơn trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Chúng tôi vừa hoàn thành kế hoạch học tập, vừa phòng chống dịch hiệu quả, lại tiết kiệm được thời gian, không gian học tập, chi phí đi lại, ăn ở”.
Cô giáo Trần Thị Quỳnh Nga - Trưởng khoa Lý luận cơ sở cho biết: “Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy giúp giảng viên thuận lợi trong tiếp cận các thông tin, tư liệu phục vụ bài giảng, đồng thời có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực với những tư liệu trên nền tảng số, tạo sự hứng thú cho người học, bảo đảm sự tương tác giữa giảng viên và học viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

ok
Tiết học trực tuyến tại lớp Trung cấp LLCT K181 Hương Khê

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý học viên. Đảng ủy, Ban giám hiệu đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực các huyện và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện để trang bị camera ở tất cả các lớp học ở huyện và kết nối camera tất cả các lớp đến trung tâm điều khiển của nhà trường. Sau mỗi buổi học, tình hình học tập tại các lớp được giảng viên phản ánh qua phiếu báo giảng và chuyển vào trang thông tin giảng dạy - học tập. Việc điều hành của Đảng ủy, Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa phòng và nhà trường đối với cán bộ, giảng viên và các lớp học cơ bản được thực hiện trên nền tảng số. Nhờ tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy - học, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường vẫn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Các giảng viên và học viên phát huy được tính năng động, sáng tạo trong khai thác thông tin, học tập trên nền tảng số.
Nói về định hướng chuyển đổi số của nhà trường trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Trọng Tứ - TUV - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 05-NQ/TU, Quyết định 424/QĐ-UBND về chuyển đổi số của tỉnh. Thời gian tới, nhà trường sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy - học và quản lý học viên để vừa đáp ứng quá trình đào tạo, bồi dưỡng trong tình hình mới vừa góp phần chuyển biến nhận thức thông qua đó giúp học viên tăng cường ứng dụng chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Nhà trường đang tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ dạy - học; phối hợp với Viettel và các đơn vị liên quan để xây dựng và hoàn thiên phần mềm riêng cho trường theo mô hình trường học thông minh, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ và đảm bảo an toàn thông tin mạng vào quá trình đào tạo bồi dưỡng ở trường./.

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Thảo Linh - Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm66
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay14,727
  • Tháng hiện tại285,740
  • Tổng lượt truy cập9,970,065
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây