Tết cổ truyền trong văn hoá gia đình người Việt

Thứ bảy - 21/01/2023 22:20
Tết nguyên đán là ngày lễ truyền thống của cả dân tộc, quan trọng và ý nghĩa nhất trong năm đối với mỗi gia đình và mỗi người dân Việt Nam. Dù ở miền quê nào thì trong tâm thức người Việt cũng hướng về gia đình, về quê hương về người thân yêu ruột thịt, nơi chôn rau, cắt rốn. Chính những điều đó đã làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt.

Truyền thống gia đình bao đời nay luôn được người Việt Nam coi trọng. Gia đình là mái ấm, là chiếc nôi dưỡng dục con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Nhà là nơi để về. Tết là ngày để đoàn tụ sau một năm làm việc, công tác, hoặc tha phương vì kế mưu sinh. Hình ảnh cái tết trong tâm thức người Việt luôn thực tế, gắn với những việc gần gũi như báo hiếu, thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp nhà cửa, dựng cây nêu, làm mứt tết, gói bánh chưng, cúng giao thừa, cắm thêm lọ hoa, thắp nén hương cầu khấn ông bà Tổ tiên về ăn tết với gia đình.
tour tet lang co duong lam 1

Dù người giàu hay kẻ khó mâm cơm cúng ngày tết của người Việt đều được chuẩn bị chu tất, từ làm món đến bày biện phải kỳ công, đầy đủ lễ vật để dâng lên tổ tiên báo hiếu và cầu một năm mới mưa thuận gió hoà, gia đình đầm ấm. Bánh chưng, bánh trôi nước đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Vị tết là sự hoà quyện giữa mùi thơm, ấm của trầm; sắc xuân của cành đào thắm; cái ngọt thanh của bát chè đậu vàng óng ngát hương gừng cùng với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” đã ăn vào tiềm thức, làm cho người đi xa mỗi dịp tết đến, xuân về phải quay quắt nhớ.
 
article

Bữa cơm gia đình ngày Tết được xem như là linh hồn của sự đoàn kết, yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Vào dịp Tết Nguyên đán với người Việt còn là để “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”. Đây là biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn với cha mẹ đã có công sinh thành, với thầy giáo có công dưỡng dục, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và là môi trường giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối những giá trị phong tục của ông cha, hình thành nên nhân cách, hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Tác giả: Th.S Chu Thị Thu Huyền - Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay13,217
  • Tháng hiện tại288,763
  • Tổng lượt truy cập10,385,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây