Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh

https://truongchinhtrihatinh.gov.vn


Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học đi nghiên cứu thực tế xây dựng nông thôn mới

Thực hiện nhiệm vụ biên soạn tài liệu bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, ngày 08/4/2023, Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học đã có chuyến nghiên cứu thực tế tại xã Thạch Hạ, Thành phố Hà Tĩnh. Đoàn đã tìm hiểu, nghe báo cáo, trao đổi, học tập kinh nghiệm nhiều nội dung quan trọng và tham quan nhiều mô hình kinh tế hiệu quả trên địa bàn.
Đoàn đã đến tham quan và nghe báo cáo về một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Liên Nhật. 
Thôn Liên Nhật khi mới bắt đầu quá trình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu có nhiều khó khăn như tỷ lệ vườn tạp chiếm 70% toàn thôn, tỷ lệ vườn không có nhà ở chiếm 20%, các tuyến đường chính mặt đường chỉ từ 2,5 – 3m, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn,… nhưng nhờ sự lãnh chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, chính quyền xã Thạch Hạ; những cách làm hay, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, Liên đoàn cán bộ thôn; sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân nên trong quá trình thực hiện thôn đã vận động được 89/102 hộ dân tự nguyện hiến gần 5.680m2 đất, huy động nguồn vốn được 1.780.000 đồng và 4.620 ngày công, mở rộng các tuyến đường thôn trong đó nhiều tuyến với nền đường rải thảm 7m; xây dựng được 6 vườn mẫu cấp tỉnh, 8 vườn mẫu cấp xã và hệ thống bồn hoa và hàng rào xanh khắp các tuyến đường. Hệ thống chiếu sáng công cộng, camera an ninh, biển số nhà,.. được lắp đặt trong toàn thôn. Đặc biệt, thôn đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn 10ha, cánh đồng mẫu lạc 5ha, mô hình sản xuất rau an toàn 0,5ha,… Thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu năm 2016 và được Văn phòng nông thôn mới tỉnh chọn là 1 trong 4 thôn trở thành điểm tham quan, đúc rút kinh nghiệm cho toàn quốc.
picture1
                 Đồng chí Trần Thị Ngọc – Bí thư chi bộ thôn Liên Nhật báo cáo, chia sẽ kinh nghiệm xây dựng KDCKM


p2
                                  Đoàn nghe báo cáo, trao đổi học tập kinh nghiệm trong xây dựng KDCKM

Đoàn đã đến tham quan mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh tại hộ anh Nguyễn Văn Hòa thuộc vùng nuôi Vùng Ghè. Với mô hình này, hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn được thiết kế gồm có: ao lắng, ao ương và 4 ao nuôi. Các ao ươm, ao nuôi được thiết kế hình tròn được lót bạt HDPE xung quanh. Bên cạnh đó, mô hình còn có hệ thống chứa và xử lý nước, chất thải. Nguồn nước để nuôi tôm bơm từ ngoài vào đều được diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh kỹ lưỡng bằng công nghệ vi sinh trước khi thả tôm. Nuôi tôm 3 giai đoạn tỷ lệ sống cao 80%, có thể nuôi 2-3 vụ/năm, môi trường trong từng giai đoạn ít biến động, ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

p3
                                Anh Nguyễn Văn Hòa chia sẽ kinh nghiệm

p4
                              Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn

Tham quan, tìm hiểu mô hình nông nghiệp tuần hoàn “3 trong 1” của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Liên Nhật: Mô hình sản xuất lúa hữu cơ, kết hợp nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch sinh thái đồng ruộng. Mô hình hoàn toàn không sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hữu cơ nên lúa sinh trưởng khỏe, các loại tôm, cá, phát triển nhanh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
p5

p6
                              Anh Nguyễn Hữu Quyền – Chủ mô hình chia sẽ kinh nghiệm

Tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi Cua trong hộp nhựa của anh Nguyễn Sông Hàn. Với mô hình này dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch, tỷ lệ sống cao.

p7

p8 1
                                          Mô hình nuôi Cua trong hộp nhựa

Thông qua chuyến nghiên cứu thực tế, các thành viên của đoàn được chia sẽ nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn bổ ích phục vụ cho quá trình biên soạn tài liệu; bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Thảo Linh - Phòng QLĐT & NCKH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây