Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh

https://truongchinhtrihatinh.gov.vn


Để bầu cử thực sự là ngày hội lớn của người dân

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là sự kiện chính trị trọng đại, là ngày hội lớn của toàn dân - ngày người dân thực hiện quyền “là chủ”, “làm chủ” của mình để góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đến thời điểm này, sau hiệp thương lần thứ ba, các địa phương trong cả nước đã cơ bản hoàn thành việc lựa chọn, lập, công bố danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐB HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026... Ngày bầu cử không còn xa, lòng người đang háo hức mong đợi đến ngày hội lớn.
Tuy vậy, để bầu cử đạt kết quả cao và thật sự trở thành ngày hội của người dân, vấn đề quan trọng, mang tính quyết định là làm sao để đúng ngày, giờ bầu cử, phải huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể cử tri tham gia đi bầu cử với tỷ lệ cao nhất, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm lớn nhất!
tobaucu

Điều đó đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, đơn vị bầu cử phải xây dựng được kế hoạch của ngày bầu cử thật cụ thể, thiết thực, sát tình hình, để từ đó tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu bầu cử.
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác truyên tuyền sâu rộng về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của cuộc bầu cử. Làm sao để mỗi người dân nhận thức đúng, đủ rằng: bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND là quyền chính trị cơ bản của mình được Hiến pháp ghi nhận. Thông qua đó, Nhân dân sẽ lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu đủ tâm và tầm, đủ đức và tài, đủ trình độ, phẩm chất và năng lực, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhim kỳ mới. Truyên truyền về vị trí, vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp; về kết quả hoạt động của Quốc hội, Đoàn ĐBQH ở địa phương, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cùng với những chủ trương, chính sách lớn có tác động tích cực đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Từ đó khẳng định trong thực tế, bầu cử không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc góp phần thiết lập, xây dựng bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Rà soát, “kiểm thảo”, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nếu có trong tổ chức bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các khoá gần đây. Tuyên truyền đầy đủ tới cử tri và Nhân dân các quy định về trình tự, thể thức; địa điểm, thời gian đi bỏ phiếu. Niêm yết danh sách cử tri, tiến hành rà soát lại danh sách cử tri có mặt cũng như vắng mặt ở các địa phương, đơn vị để đảm bảo mọi cử tri đều được tham gia bầu cử.
Tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự trong bầu cử, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng. Thực hiện gặp gỡ, tiếp xúc cử tri; thông tin đầy đủ tới cử tri và người dân về kết quả các hội nghị hiệp thương, nhất là về danh sách, tiểu sử những ứng cử viên ĐBQH, HĐND các cấp. Trong danh sách những ứng cử viên được lựa chọn, niêm yết tuyệt đối phải là những người thật sự tiêu biểu, xứng đáng, được Nhân dân tin yêu, mến phục. Kịp thời phát hiện, xóa tên khỏi danh sách những người vi phạm, không xứng đáng.
Cụ thể hóa việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử. Thực hiện tối đa quyền vận động tranh cử nhưng tránh tình trạng "vận động" không lành mạnh trong bầu cử. Kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội; đảm bảo công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
 Tích cực đấu tranh chống các khuynh hướng lệch lạc, tư tưởng bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, các quan điểm sai trái hoặc thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức xây dựng đối với cuộc bầu cử; tuyên truyền việc chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên… Đấu tranh phản bác quan điểm, thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng cuộc bầu cử để xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bầu cử. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết tốt, dứt điểm các đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến công tác bầu cử nếu có để cuộc bầu cử diễn ra đúng tiến độ, chất lượng và thành công tốt đẹp nhất.
Đẩy mạnh công tác tập huấn Tổ bầu cử. Triển khai và đảm bảo tốt các điều kiện, phương tiện vật chất kỹ thuật, kinh phí phục vụ bầu cử, nhất là bố trí phòng bỏ phiếu, hòm phiếu, tài liệu, phiếu bầu cử, thẻ cử tri…; hỗ trợ, tạo điều kiện để cử tri, nhất là những người tàn tật, đau yếu, già cả… được tham gia bỏ phiếu thuận lợi nhất, với tinh thần tiết kiệm, an toàn, dân chủ, đúng pháp luật.
tiep xuc cu tri 1 050119

Điều căn cốt nhất chương trình hành động, những lời hứa của các ứng cử viên ĐBQH, HĐND trước cử tri cần phải chuẩn xác, tương thích và có tính thuyết phục cao; có chế định để bảo đảm chương trình hành động đó phải được thực hiện sau khi các ứng cử viên trở thành ĐBQH, đại biểu HĐND. Tránh trình trạng nói, hứa không đi đôi với làm, nói một đàng làm một nẻo làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước, mất niềm tin của nhân dân vào các đại biểu của mình và vào chính ngày bầu cử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần, quyết tâm 30 phần”! Nhiệm vụ còn nhiều, nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết, yêu nước của Nhân dân Hà Tĩnh, chắc chắn, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp ở tỉnh ta sẽ thành công tốt đẹp, là ngày hội lớn của Nhân dân tỉnh nhà!

Tác giả: Th.S Phan Bá Linh - Phó Trưởng Khoa Lý luận cơ sở

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây