Tăng cường xây dựng đội ngũ công nhân Hà Tĩnh trong thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ sáu - 30/04/2021 10:55
Đội ngũ công nhân Hà Tĩnh là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước; nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Vì vậy, xây dựng đội ngũ công nhân Hà Tĩnh lớn mạnh là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa chiến lược.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau khi có Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 24/9/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “về tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, đội ngũ công nhân Hà Tĩnh đã có bước phát triển về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 61.200 công nhân, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, với cơ cấu thể hiện rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể: lĩnh vực công nghiệp chiếm 19%; xây dựng, vận tải chiếm 24,7%; thương mại, du lịch chiếm 30,7%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 25,6%. Đội ngũ giai cấp công nhân Hà Tĩnh đã khẳng đnh vai trò nòng cốt, đi đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng công nhân trong các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, hàng năm đã góp phần quan trong trong việc tạo ra giá trị trên 60% GDP và đóng góp trên 64% nguồn thu ngân sách của tỉnh.
1 1

Tuy nhiên, hin nay đội ngũ công nhân Hà Tĩnh vẫn còn một số hạn chế sau:  Số lượng công nhân chiếm tỷ lệ còn thấp so với số người trong độ tuổi lao động cả tỉnh (7,2%); chủ yếu xuất thân từ nông dân (72,6%); tỷ lệ công nhân tham gia tổ chức công đoàn mới chỉ đạt 37,6%. Một bộ phận khá lớn, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về trình độ học vấn còn có 44,4% chưa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trương đương; tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo nghề chiếm 47,8%. Một bộ phận công nhân nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, hiểu biết về chính sách, pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp còn hạn chế. Việc làm và đời sống của công nhân ở một số doanh nghiệp còn khó khăn; Điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và đời sống tinh thần của một bộ phận công nhân còn khó khăn, các công trình văn hóa, thể thao, nhà trẻ, nhà mẫu giáo và cơ sở phục vụ khám chữa bệnh tại các khu kinh tế, cm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Điều kiện làm việc, an toàn - vệ sinh lao động của công nhân ở một số doanh nghiệp chưa được đảm bảo, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng. Các chế độ bảo hộ lao động và các quyền lợi khác tuy có thực hiện nhưng chưa đầy đủ. Quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp dân doanh có biểu hiện phức tạp, đã xuất hiện trình trạng tranh chấp lao động, công nhân ngừng việc tập thể.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, để thực hiện mục tiêu tổng quát  mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh khóa XIX xác định là “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”; hàng năm thành lập mới trên 1000 doanh nghiệp, thực hiện đổi mới công nghệ với tốc độ trên 20%; 100% doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể theo quy định. Để thực hiện các mục tiêu đó, đòi hỏi phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ công nhân Hà Tĩnh thật sự vững mạnh.

3 1


Trước hết, phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, người lao động và toàn xã hội về sứ mệnh lịch sử và vai trò tiên phong của giai cấp trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phải quán triệt sâu sắc nhận thức: Giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chiến lược xây dựng đội ngũ công nhân của Hà Tĩnh phải gắn chặt với chiến lược xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức; gắn cht với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của tỉnh, xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Thứ hai, phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hoá giai cấp công nhân, chú trọng xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của đội ngũ công nhân tỉnh nhà. Các cấp ủy, chính quyền phải lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá đúng thực trạng các cơ sở dạy nghề và nhu cầu đào tạo nghề, trên cơ sở đó tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, giao chỉ tiêu đào tạo và kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cuộc vận động do Tổng liên đoàn lao động phát động gắn với thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU, Chỉ thị 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, về việc cưới, việc tang và lễ hội, tạo chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống trong công nhân lao động.
Thứ ba, chăm lo xây dựng môi trường thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển doanh nghiệp bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân, lao động. Trong những năm tới cần tập trung thu hút đầu tư vào những ngành, lĩnh vực Hà Tĩnh có lợi thế như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp. Tập trung triển khai có hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ở Khu kinh tế Vũng Áng, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề… ; đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng ngay trên quê hương mình, theo hướng “ly nông bất ly hương”, từ đó để phát triển đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh. 

8


Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn. Hàng năm, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, nhất là Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội, luật pháp quốc tế; đảm bảo công nhân lao động làm việc trong doanh nghiệp được ký kết hợp đồng lao động đúng quy định và có việc làm thường xuyên; các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn phải xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. Các cấp chính quyền cần quan tâm đúng mức việc giải quyết các nhu cầu bức xúc, cấp bách về nhà ở, đất ở trong công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt đối với công nhân lao động thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Triển khai thực hiện tốt chủ trương giải quyết đất làm nhà ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức và người lao động có thu nhập thấp không qua hình thức đấu giá theo Kết luận số 10-KL/TU, ngày 23/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 
Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và hội liên hiệp phụ nữ trong xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong đội ngũ công nhân. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đội ngũ công nhân, tổ chức công đoàn./.

Tác giả: Th.S Phan Thị Ái Vân - Khoa Lý luận cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên Kết Website
Lượt người truy cập
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay9,528
  • Tháng hiện tại286,005
  • Tổng lượt truy cập6,443,775
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây